Hồi Ký Thuyền Nhân
Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam là một biểu tượng thiêng liêng, là di sản tinh thần và cũng là ước mong của người Việt tỵ nạn. Bởi vì qua đó, chúng ta hồi tưởng lại chính mình đã ít nhất một lần ra đi, trên những con thuyền bé nhỏ mong manh, từng sống trong những giờ phút kinh hoàng, tuyệt vọng, cận kề cái chết, gặp bọn hải tặc thú đội lốt người, hay thậm chí bị xua đuổi kéo thuyền trở ra biển, đánh đổi mạng sống chỉ vì hai chữ “Tự do”.
Bài Viết Mới
Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang
Cùng với hơn ba trăm người được chuyển tới từ đảo Kuku trên chiếc tầu Tegu Mulia, tôi chạy vội vào “trung tâm tiếp cư” của Cao Uỷ là một căn nhà trống ở bến tàu Galang để làm thủ tục nhập trại. Tôi đã đặt chân tới bến bờ Tự Do sau gần một tuần lênh đênh trên biển cả và hơn một tháng đợi chờ ở Singkawang, rồi Kalimatan Barat trước khi được chuyển tới đảo Kuku…
Thuyền Nhân
Từ sau ngày 30/4/1975, từ điển ngôn ngữ thế giới có thêm một thuật ngữ mới: Boat People (Thuyền Nhân), một định nghĩa ám chỉ những người tị nạn Việt Nam chạy trốn khỏi quê hương bằng thuyền.
Hành Trình của Chuyến Đi Tha Hương Không Hồi Kết
Sau biến cố năm 1975, ở Việt Nam có một làn sóng vượt biên mạnh mẽ. Có rất nhiều người di tản vượt biên bằng đường biển và đường bộ, nhưng phương tiện được nhiều người sử dụng nhất là đường biển…
Hồi Ký Tỵ Nạn
Từ năm 1975 đến 1995, trên môt triệu người Việt đã bỏ lại hết tất cả nhà cửa tài sản, người thân yêu để ra đi vượt biên – vượt biển lánh nạn cộng sản mưu tìm tự do, như những đàn chim tha phương, lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Chúng ta là những người quá may mắn đến được bến bờ tự do, trong khi không biết bao nhiêu người, đã phải nằm lại dưới lòng biển Đông, (theo sự ước đoán của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, con số thuyền nhân tử nạn vì bão tố, hải tặc và đói khát trên Biển Đông lên đến hơn ba trăm ngàn người). “…
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, còn được gọi là “sự sụp đổ của Sài Gòn”, Chính phủ Cộng sản đã phá bỏ chế độ cũ, và những người có liên quan đến chính phủ cũ đã bị giết hoặc bị đưa ra khỏi gia đình của họ và buộc phải bị lao động khổ sai trong “những trại cải tạo”, hoặc bị bắt làm việc trong các vùng kinh tế mới. Hàng triệu người Việt Nam đã bị đàn áp cả chính trị lẫn tôn giáo.
Chúng tôi là những người may mắn đã tìm được đến bờ biển của một quốc gia tôn trọng tự do và dân chủ. Tuy nhiên, điều này thường xuyên nhắc nhở chúng tôi nhớ đến, sự chịu đựng của nhiều gia đình đã kém may mắn, không đến được nơi cư trú an toàn của họ và hàng trăm ngàn anh em của chúng tôi đã nằm lại ở Biển Đông.
Cuộc di cư hàng loạt này đã thức tỉnh nhiều người trên khắp thế giới về tầm quan trọng của tự do – dân chủ và thời gian mọi người sẽ đi để thoát khỏi sự kềm kẹp của chế độ. Chúng tôi là những người may mắn. Chúng tôi tìm thấy tự do và an ninh cho chúng tôi. Nỗi đau của chúng tôi tuy có giảm nhưng những ấn tượng này chúng tôi sẽ không bao giờ quên. Để tỏ lòng biết ơn, chúng tôi và con cháu của chúng tôi đã thể hiện sự cống hiến hết sức mình cả về lao động và trí tuệ để đóng góp cho sự tiến bộ của tự do và dân chủ thế giới. Cuối cùng , nhân dịp này chúng tôi tưởng niệm các anh chị em, cha, mẹ, bạn bè và gia đình của họ, những người đã chết trên hành trình đến một cuộc sống tốt hơn. Họ đã chết để chúng tôi sống. Họ đã chết vì những gì chúng ta có ngày hôm nay. Cái chết của họ đại diện cho cuộc đấu tranh cho tự do mà người dân Việt Nam đã phải chịu đựng. Chúng tôi sẽ luôn nhớ họ và cầu nguyện cho họ. Chúng ta nhớ đến sự tuyệt vọng của họ, sự hy sinh của họ và vô số sinh mạng đã mất trong cuộc tìm kiếm sự an bình.
Tại sao chúng ta muốn xây dựng Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam ? Xin thưa đó là một biểu tượng thiêng liêng, là di sản tinh thần và cũng là ước mong của người Việt tỵ nạn. Bởi vì qua đó, chúng ta hồi tưởng lại chính mình đã ít nhất một lần ra đi, trên những con thuyền bé nhỏ mong manh, từng sống trong những giờ phút kinh hoàng, tuyệt vọng, cận kề cái chết, gặp bọn hải tặc thú đội lớp người, hay thậm chí bị xua đuổi kéo thuyền trở ra biển, đánh đổi mạng sống chỉ vì hai chữ “Tự do”.
Trên thế giới nói chung và Úc châu nói riêng, tại hầu hết các thành phố Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth đều đã có tượng đài thuyền nhân Việt Nam. Mục đích để ghi nhớ những người đã hy sinh trên biển, để tri ân người Úc và Chính phủ Úc đã đón nhận người tỵ nạn Việt Nam. Với chứng tích cụ thể lưu truyền cho các thế hệ mai sau, người Úc và các cộng đồng sắc tộc bạn, biết được cái giai đoạn lịch sử, cái giá trị của Tự Do và hiểu rõ hơn cái nguyên nhân, tại sao người Việt đã đến định cư tại Úc Châu này.
Hơn môt triệu người Việt đã rời bỏ quê hương, người thân yêu để ra đi vượt biên – vượt biển lánh nạn mưu tìm tự do. Tuy nhiên, nhiều gia đình đã kém may mắn, không đến được nơi cư trú an toàn của họ và hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam đã nằm lại ở Biển Đông.
Không tìm được trang bạn yêu cầu. Hãy thử tìm lại, hoặc dùng điều hướng bên trên để tìm bài đăng.Không Tìm thấy Kết quả
Không Tìm thấy Kết quả
Không tìm được trang bạn yêu cầu. Hãy thử tìm lại, hoặc dùng điều hướng bên trên để tìm bài đăng.
Những người may mắn được đến định cư ở những quốc gia tự do thì phải đối diện với hàng loạt những rào cản để hội nhập, sinh tồn và hòa nhập vào đời sống mới. Sự xuất hiện của những người Việt tỵ nạn đã đánh dấu một sự thay đổi lớn lao không chỉ riêng trong cuộc sống của riêng họ, mà nói chung còn giúp làm phong phú hơn cho đất nước mà họ đang cư ngụ.
Không tìm được trang bạn yêu cầu. Hãy thử tìm lại, hoặc dùng điều hướng bên trên để tìm bài đăng.Không Tìm thấy Kết quả