Hồi Ký Thuyền Nhân

Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam là một biểu tượng thiêng liêng, là di sản tinh thần và cũng là ước mong của người Việt tỵ nạn. Bởi vì qua đó, chúng ta hồi tưởng lại chính mình đã ít nhất một lần ra đi, trên những con thuyền bé nhỏ mong manh, từng sống trong những giờ phút kinh hoàng, tuyệt vọng, cận kề cái chết, gặp bọn hải tặc thú đội lốt người, hay thậm chí bị xua đuổi kéo thuyền trở ra biển, đánh đổi mạng sống chỉ vì hai chữ “Tự do”.

Bài Viết Mới

Xin Cho Một Đời Tạ Ơn

Xin Cho Một Đời Tạ Ơn

Khi còn là một nữ tu trẻ trong dòng Mến Thánh giá, sơ Elizabeth Nghĩa đã đến Úc năm 1976 như một trong những “thuyền nhân”, đã bị buộc phải chạy trốn khỏi quê hương sau chiến tranh Việt Nam. Câu chuyện thực sự về người phụ nữ đáng chú ý này bắt đầu trước khi sơ đến đất nước này…

Đọc thêm
Vượt Biển Đến Úc

Vượt Biển Đến Úc

Có nhiều cuộc vượt biên bằng ghe thuyền được viết và phổ biến trong suốt thời gian dài trên bốn mươi năm mà phần lớn trong những trường hợp đầy thương tâm và chết chóc trên biển cả. Trường hợp của nhóm chúng tôi gồm một tàu hoa tiêu (pilot boat) …

Đọc thêm
Gia Đình là Tất Cả

Gia Đình là Tất Cả

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền miền Nam Việt Nam sụp đổ và Sài Gòn rơi vào tay quân đội miền Bắc Việt Nam. Người người giành giật nhau để đi khỏi nơi đó. Cả thế giới chứng kiến trên truyền hình cảnh tượng thảm thiết và buồn bã…

Đọc thêm

Hồi Ký Tỵ Nạn

Từ năm 1975 đến 1995, trên môt triệu người Việt đã bỏ lại hết tất cả nhà cửa tài sản, người thân yêu để ra đi vượt biên – vượt biển lánh nạn cộng sản mưu tìm tự do, như những đàn chim tha phương, lưu lạc khắp nơi trên thế giới. Chúng ta là những người quá may mắn đến được bến bờ tự do, trong khi không biết bao nhiêu người, đã phải nằm lại dưới lòng biển Đông, (theo sự ước đoán của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, con số thuyền nhân tử nạn vì bão tố, hải tặc và đói khát trên Biển Đông lên đến hơn ba trăm ngàn người). “…

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, còn được gọi là “sự sụp đổ của Sài Gòn”, Chính phủ Cộng sản đã phá bỏ chế độ cũ, và những người có liên quan đến chính phủ cũ đã bị giết hoặc bị đưa ra khỏi gia đình của họ và buộc phải bị lao động khổ sai trong “những trại cải tạo”, hoặc bị bắt làm việc trong các vùng kinh tế mới. Hàng triệu người Việt Nam đã bị đàn áp cả chính  trị lẫn tôn giáo.

Chúng tôi là những người may mắn đã tìm được đến bờ biển của một quốc gia tôn trọng  tự do và dân chủ. Tuy nhiên, điều này thường xuyên nhắc nhở chúng tôi nhớ đến, sự chịu đựng của nhiều gia đình đã kém may mắn, không đến được nơi cư trú an toàn của họ và hàng trăm ngàn anh em của chúng tôi đã nằm lại ở Biển Đông.

Cuộc di cư hàng loạt này đã thức tỉnh nhiều người trên khắp thế giới về tầm quan trọng của tự do – dân chủ và thời gian mọi người sẽ đi để thoát khỏi sự kềm kẹp của chế độ. Chúng tôi là những người may mắn. Chúng tôi tìm thấy tự do và an ninh cho chúng tôi. Nỗi đau của chúng tôi tuy có giảm nhưng những ấn tượng này chúng tôi sẽ không bao giờ quên. Để tỏ lòng biết ơn, chúng tôi và con cháu của chúng tôi đã thể hiện sự cống hiến hết sức mình cả về lao động và trí tuệ để đóng góp cho sự tiến bộ của tự do và dân chủ thế giới.   Cuối cùng , nhân dịp này chúng tôi tưởng niệm các anh chị em, cha, mẹ, bạn bè và gia đình của họ, những người đã chết trên hành trình đến một cuộc sống tốt hơn. Họ đã chết để chúng tôi sống. Họ đã chết vì những gì chúng ta có ngày hôm nay. Cái chết của họ đại diện cho cuộc đấu tranh cho tự do mà người dân Việt Nam đã phải chịu đựng. Chúng tôi sẽ luôn nhớ họ và cầu nguyện cho họ. Chúng ta nhớ đến sự tuyệt vọng của họ, sự hy sinh của họ và vô số sinh mạng đã mất trong cuộc tìm kiếm sự an bình.

Tại sao chúng ta muốn  xây dựng Tượng Đài Thuyền Nhân Việt Nam ? Xin thưa đó là một biểu tượng thiêng liêng, là di sản tinh thần và cũng là ước mong của người Việt tỵ nạn. Bởi vì qua đó, chúng ta hồi tưởng lại chính mình đã ít nhất một lần ra đi, trên những con thuyền bé nhỏ mong manh, từng sống trong những giờ phút kinh hoàng, tuyệt vọng, cận kề cái chết, gặp bọn hải tặc thú đội lớp người, hay thậm chí bị xua đuổi kéo thuyền trở ra biển, đánh đổi mạng sống chỉ vì hai chữ “Tự do”.  

Trên thế giới nói chung và Úc châu nói riêng, tại hầu hết các thành phố Sydney, Melbourne, Brisbane, Perth đều đã có tượng đài thuyền nhân Việt Nam. Mục đích để ghi nhớ những người đã hy sinh trên biển, để tri ân người Úc và Chính phủ Úc đã đón nhận người tỵ nạn Việt Nam. Với chứng tích cụ thể lưu truyền cho các thế hệ mai sau, người Úc và các cộng đồng sắc tộc bạn, biết được cái giai đoạn lịch sử, cái giá trị của Tự Do và hiểu rõ hơn cái nguyên nhân, tại sao người Việt đã đến định cư tại Úc Châu này.

Hơn môt triệu người Việt đã rời bỏ quê hương, người thân yêu để ra đi vượt biên – vượt biển lánh nạn mưu tìm tự do. Tuy nhiên, nhiều gia đình đã kém may mắn, không đến được nơi cư trú an toàn của họ và hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam đã nằm lại ở Biển Đông.

Vượt Biển Đến Úc

Vượt Biển Đến Úc

Có nhiều cuộc vượt biên bằng ghe thuyền được viết và phổ biến trong suốt thời gian dài trên bốn mươi năm mà phần lớn trong những trường hợp đầy thương tâm và chết chóc trên biển cả. Trường hợp của nhóm chúng tôi gồm một tàu hoa tiêu (pilot boat) …

Đọc thêm
Tôi Đặt Tên Con Mình là Lyma

Tôi Đặt Tên Con Mình là Lyma

Trong suốt sáu tháng tôi sống nhờ vào một chén cơm với muối mỗi ngày. Tôi là một tù nhân, bị giam bởi vì một vài công an đã kết luận tôi là một điệp viên CIA khi họ tìm thấy tấm ảnh của tôi với một người Mỹ…

Đọc thêm
Mẹ Tôi

Mẹ Tôi

Sau ngày Sài Gòn thất thủ, gia đình tôi đã trải qua một cuộc đổi đời biển dâu dưới chế độ Cộng Sản. Mong cho các con có được một đời sống tốt đẹp hơn, Ba Mẹ tôi đã quyết định cho các con đi vượt biên, chia làm nhiều đợt. Lý do đơn giản là lỡ có xui xẻo gì xảy ra dọc đường hay trên biển, thì dẫu có là một mất mát đớn đau cho cả nhà, nhưng không đến nỗi phải mất hết…

Đọc thêm
Sống Để Kể Lại

Sống Để Kể Lại

Kể từ khi vượt biên khỏi Việt Nam, hai mươi lăm năm trước, tâm trí tôi vẫn liên tục nghĩ đến hai người chị/em – hai trong số một tá phụ nữ trên con thuyền của tôi bị cưỡng hiếp, bị tra tấn và bị tước đoạt phẩm giá. Là một thanh niên, tôi chưa từng cảm thấy mình vô dụng đến vậy. Tôi thường tự hỏi nếu những người phụ nữ đó đã có thể tiếp tục sống, liệu họ có chịu tiếp nhận tình yêu của một người đàn ông? Liệu họ có thấy được vẻ đẹp hay giá trị sự sống?

Đọc thêm
Công Tử Vượt Biên

Công Tử Vượt Biên

Mỗi lần thất bại như vậy, tôi lại càng thấy rõ sự trưởng thành và quyết tâm của y. Bẩy lần vượt biên không làm y nản chí mà trái lại càng làm y thêm kinh nghiệm và mưu lược hơn. Trong cuộc đời tôi, y là người bạn tôi mến phục và học hỏi được nhiều nhất.

Đọc thêm
Con Tàu Cap Anamur

Con Tàu Cap Anamur

Tác giả: Norman Aisbett Dịch giả: Thành Đặng Không một bản đồ nào có thể biểu hiện sự biến đổi lớn lao, mạnh mẽ của vùng biển Nam Hải và Vịnh Thái Lan. Ta phải lướt trên cái khoảng trống bao la đó, ngày qua ngày, không một bóng dáng đất liền trong tầm mắt, mới cảm...

Đọc thêm
Tìm Đường Tự Do

Tìm Đường Tự Do

Nguyễn Tài Ngọc Người Việt  ở ngoại quốc không ai không biết chữ "boat people -thuyền nhân”. Sau biến cố tháng 4 năm 1975, cả trăm nghìn quân nhân bị gửi đi cải tạo và cả trăm nghìn dân sự bị gửi đi vùng kinh tế mới. Theo những tài liệu tìm tòi của Hoa Kỳ và các quốc...

Đọc thêm
Vượt Biên Bằng Bè

Vượt Biên Bằng Bè

Mình không có xuồng thì tại sao mình không lấy nhiều cái ruột xe ráp lại thành cái bè? Tôi đem ý nghĩ này bàn với vợ tôi và trấn an vợ tôi rằng “nếu mình đi bằng ghe, thì có thể bị chìm và chết, còn cái bè, tuy lạnh lẽo khổ cực nhưng…

Đọc thêm
Cụm Bèo Lục Bình

Cụm Bèo Lục Bình

Thấm thoát đã gần 21 năm lưu lạc nơi xứ người, mấy đứa con của chúng tôi bây giờ đã lớn. Tôi cũng thường kể lại chuyện cũ cho chúng nghe, luôn cả chuyện về anh chàng thanh niên trẻ đó. Và tôi cũng thường nhủ lòng rằng phải ráng lên để…

Đọc thêm
SOS!Cứu chúng tôi với!

SOS!Cứu chúng tôi với!

Hồi tưởng lại thảm kịch vượt biên của người Việt, hiểm nguy, chết chóc, cướp biển, hãm hiếp, mất hết tiền bạc, trái tim tôi dường như vẫn còn đau nhói. Nhưng mặt khác tôi có dịp giúp đỡ các cháu không thân nhân, thật là một thời gian sống có ý nghĩa.

Đọc thêm

Những người sống sót tìm được đến bờ biển của một quốc gia tôn trọng  tự do thì lại bị giam giữ trong các trại tỵ nạn trên những hòn đảo hoang, chờ đợi mỏi mòn để được nhận đi định cư ở các nước thứ ba. Một số khác sau này còn bị thanh lọc và cưỡng bức trở về nơi mà họ đã liều chết bỏ đi.
Gia Đình là Tất Cả

Gia Đình là Tất Cả

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền miền Nam Việt Nam sụp đổ và Sài Gòn rơi vào tay quân đội miền Bắc Việt Nam. Người người giành giật nhau để đi khỏi nơi đó. Cả thế giới chứng kiến trên truyền hình cảnh tượng thảm thiết và buồn bã…

Đọc thêm
Đảo Ruồi

Đảo Ruồi

Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi trên hòn đảo hoang dã này, tôi đã liệm người chết và chứng kiến sự chào đời của một đứa trẻ. Tôi từ giã tuổi thơ ở tuổi mười sáu và vội vã trưởng thành để thay thế mẹ tôi bảo vệ và lo cho…

Đọc thêm
Trại Giam Trên Biển

Trại Giam Trên Biển

Đầu tháng Hai năm 1979, các nhân viên của Trung Tâm Kiểm Soát Tị Nạn, Sở Cảnh Sát, và Sở Di Trú Hồng Kông đã thở phào nhẹ nhõm sau câu chuyện dài mỏi mệt với con tàu Huy Phong. Thân xác gỉ sét của chiếc tàu khổng lồ này đã bỏ neo ngoài khơi Vịnh Hồng Kông vào tháng 12 năm 1978 với 3,318 người tị nạn ra đi tìm tự do từ quê hương điêu linh của họ…

Đọc thêm
Tuổi Thơ và Hạnh Phúc

Tuổi Thơ và Hạnh Phúc

Tôi đã hết sức thích thú khoảng thời gian của mình ở trại tỵ nạn Indonesia. Lúc đó tôi mười hai tuổi và tôi chẳng có chút bận tâm nào về những chuyện bên ngoài. Mỗi ngày như vậy trong mười tháng trời, tôi chỉ chực chờ thức dậy vào buổi sáng, đi bộ dọc theo bãi biển dài, thu nhặt những vỏ sò và đuổi theo những con ốc mượn hồn…

Đọc thêm
Lòng Từ Bi Cũng Rã Rời

Lòng Từ Bi Cũng Rã Rời

Tác giả: Talbot Bashall Dịch giả: Trinh NguyễnLúc chín giờ mười lăm phút sáng ngày thứ tư 18 tháng 4 năm 1979, tôi được triệu tập đến văn phòng Bộ Trưởng An Ninh (Government’s Secretary of Security) của Chính Phủ Hồng Kông để đưa ra một bản báo cáo vắn tắt về tình...

Đọc thêm
Đội Tuyển Việt Nam Thắng Đội Tuyển Philippines 5-0

Đội Tuyển Việt Nam Thắng Đội Tuyển Philippines 5-0

Sở dĩ chiều nay có lệnh xả trại vì có trận túc cầu giao hữu giữa đội tuyển trại tị nạn Việt Nam và đội tuyển trường trung học Philippines Puerto Princesa City. Tin tức xả trại loan truyền thật nhanh làm hầu hết đồng bào tị nạn kéo nhau đi phố luôn tiện xem thi đấu túc cầu. Đã lâu lắm mới thấy bầu không khí vui vẻ, tưng bừng, nhộn nhịp như thế trong trại tị nạn…

Đọc thêm
Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang

Nhớ Về Trại Tỵ Nạn Galang

Cùng với hơn ba trăm người được chuyển tới từ đảo Kuku trên chiếc tầu Tegu Mulia, tôi chạy vội vào “trung tâm tiếp cư” của Cao Uỷ là một căn nhà trống ở bến tàu Galang để làm thủ tục nhập trại. Tôi đã đặt chân tới bến bờ Tự Do sau gần một tuần lênh đênh trên biển cả và hơn một tháng đợi chờ ở Singkawang, rồi Kalimatan Barat trước khi được chuyển tới đảo Kuku…

Đọc thêm

Những người may mắn được đến định cư ở những quốc gia tự do thì phải đối diện với hàng loạt những rào cản để hội nhập, sinh tồn và hòa nhập vào đời sống mới. Sự xuất hiện của những người Việt tỵ nạn đã đánh dấu một sự thay đổi lớn lao không chỉ riêng trong cuộc sống của riêng họ, mà nói chung còn giúp làm phong phú hơn cho đất nước mà họ đang cư ngụ.

Xin Cho Một Đời Tạ Ơn

Xin Cho Một Đời Tạ Ơn

Khi còn là một nữ tu trẻ trong dòng Mến Thánh giá, sơ Elizabeth Nghĩa đã đến Úc năm 1976 như một trong những “thuyền nhân”, đã bị buộc phải chạy trốn khỏi quê hương sau chiến tranh Việt Nam. Câu chuyện thực sự về người phụ nữ đáng chú ý này bắt đầu trước khi sơ đến đất nước này…

Đọc thêm
Thuyền Nhân

Thuyền Nhân

Từ sau ngày 30/4/1975, từ điển ngôn ngữ thế giới có thêm một thuật ngữ mới: Boat People (Thuyền Nhân), một định nghĩa ám chỉ những người tị nạn Việt Nam chạy trốn khỏi quê hương bằng thuyền.

Đọc thêm
Một Dấu Mốc Lịch Sử

Một Dấu Mốc Lịch Sử

Năm 1975, chúng ta đã thấy được những bước khởi đầu trong việc định cư những người Việt tỵ nạn và suốt ba mươi năm qua kể từ đó bộ mặt của Úc đã có thay đổi. Sự xuất hiện của những người Việt tỵ nạn đã…

Đọc thêm